Thứ Năm, ngày 07/05/2020 10:00 AM (GMT+7)
Vào dịp này, hầm mộ của người thân trong gia đình sẽ được đào lên và hài cốt của người chết được bọc trong một lớp vải mới. Người dân sau đó sẽ cùng ôm những bọc vải này và cùng nhau nhảy múa...
Tập tục này có tên Famadihana, hay còn gọi là “tục thay xương” ở Madagascar xuất hiện từ sau thế kỷ 17. Famadihana là nghi thức thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với người thân và cũng là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình khăng khít.
Tập tục kỳ lạ này có từ thế kỷ 17.
Trong dịp này, các hoạt động như nhạc sống và hiến tế động vật sẽ được tiến hành. Khách mời và thành viên trong gia đình sẽ nhận những phần thịt đã chia sẵn. Tại lễ hội, người già sẽ giải thích với con cháu về công lao của cha ông đã nằm xuống.
Tờ Oddity Central cho hay, theo quan niệm của người Madagascar, con người không sinh ra từ cát bụi, mà từ tro cốt của cha ông. Do đó, họ luôn đề cao những bậc tiền bối trong gia đình. Họ cũng tin rằng nếu tro cốt chưa phân hủy hoàn toàn, người chết vẫn chưa biến mất vĩnh viễn mà còn có thể giao tiếp với người sống. Vì thế mà cho đến lúc đó, họ vẫn sẽ tiếp tục bày tỏ tình yêu thương và tôn kính đối với người thân vào ngày hội Famadihana.
Kinh phí để tổ chức nghi lễ này khá tốn kém.
Trên thực tế, việc tổ chức nghi lễ Famadihana cũng khá tốn kém, vì gia đình sẽ phải chuẩn bị nhiều việc, bao gồm các bữa ăn thịnh soạn cho khách mời và trang phục cho cả người đang sống và người đã chết. Một số người nghèo phải tiết kiệm trong mấy năm để có đủ tiền xây mộ cho người thân, rồi sau đó tổ chức nghi lễ cho những người đã khuất.
Theo phong tục của người dân bản địa, sẽ là điều báng bổ nếu một gia đình không tổ chức tục Famadihana khi họ có khả năng chỉ trả cho các chi phí.
Nguồn: https://ift.tt/2zhgmQh...Nguồn: https://ift.tt/2SI2Trg
Khu vực bí ẩn mang tên “những chiếc chum của người chết” cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp trong...
0 nhận xét:
Post a Comment