Thứ Ba, ngày 24/11/2020 12:00 PM (GMT+7)
Huyền thoại về tộc người "kiểm soát lửa để tạo ra nước" ở vùng đất chết chóc nay thuộc New Mexico đã được hé lộ bởi các nhà khoa học Mỹ.
Đó là những vị tổ tiên của tộc người Puebloans ngày nay, đã đến định cư ở El Malpais – cái tên mang nghĩa "vùng đất xấu", nay thuộc New Mexico – từ 8.000 năm về trước. Cách họ sinh tồn là một bí ẩn, bởi nguồn nước ở đây đặc biệt hạn chế, nhất là trong giai đoạn cuối kỷ băng hà, khi họ khai phá vùng đất.
Bên trong hang động nơi tộc người bí ẩn sinh sống, khá tù túng và chật hẹp- Ảnh: ĐẠI HỌC NAM FLORIDA
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã dựa trên những bằng chứng đáng ngạc nhiên có niên đại từ năm 150 đến 950 sau Công Nguyên, giai đoạn tồn tại cuối của nhóm "người Puebloans tổ tiên", sinh sống trong các hang động tù túng.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Bogdan Onac từ Đại học Nam Florida (Mỹ) đã phát hiện ra hang động của tộc người bí ẩn này liên kết chặt chẽ với một hệ thống ống dung nham dài đến 64 km. Ống dung nham là tàn tích của hoạt động núi lửa cổ đại, một thế giới đầy chết chóc, được lấp đầy bởi băng giá khi kỷ băng hà xâm chiếm Trái Đất.
Tàn tích của một lò đốt cổ đại, nơi tộc người bí ẩn đã sinh tồn dựa vào các ống dung nham đầy băng - Ảnh: ĐẠI HỌC NAM FLORIDA
Huyền thoại về khả năng "kiểm soát lửa để tạo ra nước" của tộc người này được hé lộ: để có đủ nước sinh sống trong vùng "tử địa", họ đã đốt lửa tại vị trí của các ống dung nham ngập băng, làm tan băng để lấy nước uống và sinh hoạt. Hang động cũng được thiết kế để có các đường thông khí bảo đảm cho việc đốt lửa thường xuyên.
Nhiều hốc chứa than, đống tro, các mảnh gốm có vẻ được dùng làm lò đốt… là những bằng chứng sống động cho cách sinh tồn độc đáo này. Thế nhưng những bằng chứng này đang có nguy cơ bị xóa sổ. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến băng trong các ống dung nham cổ này tự tan chảy dù không ai đốt lửa nữa.
Nguồn: https://ift.tt/3nOdwWM...Nguồn: https://ift.tt/3kZ4p3U
Thế giới có rất nhiều con đường đẹp tuyệt với phong cảnh ngoạn mục. Tuy nhiên, rất nhiều cung đường quá nguy hiểm...
0 nhận xét:
Post a Comment