latest Post

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh

Thứ Bảy, ngày 28/11/2020 01:00 AM (GMT+7)

Với dân số đang tăng lên từng ngày, ý tưởng xây dựng đường hầm như một phương tiện để khắc phục các vấn đề về giao thông rất hữu ích. Tuy nhiên, những đường hầm kỳ lạ dưới đây sẽ khiến mọi người phải thốt lên kinh ngạc.

Tổ hợp cầu đường cao tốc Tokyo Aqua-Line băng qua Vịnh Tokyo (Nhật Bản)

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 1

Tuyến Tokyo Aqua Line là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm qua Vịnh Tokyo ở Nhật Bản. Đôi khi nó còn được gọi là Xa lộ xuyên Tokyo, kết nối thành phố Kawasaki của tỉnh Kanagawa với thành phố Kisarazu, tỉnh Chiba. Nó có tổng chiều dài là 14km, bao gồm 4,4km cầu và 9,6km đường hầm dưới vịnh. Đây là đường hầm dưới nước dài thứ 4 trên thế giới. Việc xây dựng Tokyo Aqua Line bắt đầu vào năm 1989 với chi phí là 1,44 nghìn tỷ yên. Có một hòn đảo nhân tạo nằm ở điểm giao nhau giữa cầu và đường hầm được gọi là Umihotaru. Tuyến đường qua vịnh Tokyo đã giảm thời gian lái xe giữa Chiba và Kanagawa từ 90 phút xuống chỉ còn 15 phút nhờ đường hầm kỳ lạ này.

Đường hầm Thames, London

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 2

Đường hầm Thames là một đường hầm dưới nước được xây dựng dưới sông Thames ở London nối Rotherhithe và Wapping. Đường hầm này rộng khoảng hơn 10m, cao 6m và dài 395m, được xây dựng một phần ở độ sâu gần 23m dưới mặt sông (được đo khi thủy triều lên). Nó được biết đến là đường hầm đầu tiên được xây dựng bên dưới sông. Công trình bắt đầu xây dựng vào năm 1825 và hoàn thành vào năm 1843 với sự trợ giúp của công nghệ lá chắn đường hầm mới được phát minh. Hiện đường hầm này là một phần của mạng lưới đường sắt ngầm London. Ban đầu, nó được thiết kế cơ bản cho xe ngựa, nhưng cuối cùng chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích đó.

Đường hầm Channel, Pháp

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 3

Đường hầm Channel là một đường hầm đường sắt, dài khoảng 50,5km, nối Folkestone và Kent với Coquelles, Pas-de-Calais. Đường hầm này có phần chìm dưới biển dài nhất so với bất kỳ đường hầm nào trên thế giới. Giới hạn tốc độ cho tàu hỏa được điều chỉnh ở mức 160 km/giờ, do đó, đường hầm kết nối với các tuyến đường sắt tốc độ cao LGV Nord và High Speed ​​1. Nó cũng vận chuyển tàu khách Eurostar tốc độ cao và tàu hàng quốc tế. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1988 và mở cửa vào năm 1994.

The Mail Rail, London

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 4
Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 5

The Mail Rail, còn được gọi là Đường sắt Bưu điện là một đường sắt ngầm khổ hẹp, không người lái nằm ở London, được xây dựng với mục đích ban đầu là vận chuyển thư giữa các văn phòng phân loại. Nó được vận hành từ năm 1927 đến năm 2003. Sau đó, đường hầm này không thể tồn tại lâu hơn vì các văn phòng phân loại phía trên các ga khác đã được di dời. 

Đường hầm Marmaray, Istanbul

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 6

Đường hầm Marmaray là một đường hầm đường sắt nằm ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 2004 và khai trương giai đoạn đầu vào ngày 29/10/2013. Đây là khổ đường sắt tiêu chuẩn đầu tiên kết nối giữa châu Âu và châu Á. 

Đường hầm Seikan, Nhật Bản

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 7

Đường hầm Seikan là một đường hầm đường sắt khổ kép nằm tại Nhật Bản, với 23,3km nằm dưới biển và chiều dài toàn tuyến là 53,85km, biến đường hầm này trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Đây cũng là đường hầm sâu nhất và dài thứ 2 sau Đường hầm cơ sở Gotthard. Đường hầm Seikan được khởi công thành công vào năm 1988 và ước tính chi phí xây dựng là 538,4 tỷ yên. Nó nối liền các đảo Honshu và Hokkaido kể từ thời Taisho (1912-1925).

Đường hầm Zion-Mount Carmel, Mỹ

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 8

Đường hầm Zion Mount Carmel là đường hầm dài nhất ở Utah, Mỹ vào giữa thế kỷ XX. Công trình được xây dựng vào cuối những năm 1920 và hoàn thành vào năm 1930. Mục đích chính để xây dựng đường hầm này và Đường cao tốc Zion Mount Carmel là tạo ra một con đường trực tiếp đến Bryce Canyon và Grand Canyon từ Vườn quốc gia Zion nhằm giảm thiểu tai nạn của nhiều phương tiện lớn như xe buýt du lịch, xe kéo...

Đường hầm Eisenhower Johnson, Colorado

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 9

Đường hầm Eisenhower là một đường hầm dành cho xe 2 bánh có 4 làn xe, nằm cách Denver, Colorado, Mỹ khoảng 97km về phía tây. Đường hầm này có tên chính thức là Đường hầm Tưởng niệm Eisenhower-Edwin C. Johnson và nó là một trong những đường hầm dành cho xe cộ cao nhất trên thế giới. Đây là đường hầm trên núi dài nhất và là điểm cao nhất trên hệ thống xa lộ liên bang. Nó được hoàn thành vào năm 1979. 

Đường hầm Lærdal, Na Uy

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 10

Đường hầm Lærdal là hầm đường bộ dài 24,51km nối Lærdal và Aurland ở Sogn og Fjordane, Na Uy. Đường hầm này nằm gần Bergen, cách khoảng 200km về phía đông bắc. Đây được cho là hầm đường bộ dài thứ 2 thế giới sau Hầm đường bộ Gotthard của Thụy Sĩ. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào năm 2000 với chi phí khoảng 1,082 tỷ krone Na Uy (113,1 triệu USD). 

Đường hầm Gotthard Base (GBT), Thụy Sĩ

Top những đường hầm kỳ lạ nhất hành tinh - 11

Đường hầm Gotthard Base là một hầm đường sắt được xây dựng xuyên qua dãy Alps ở Thụy Sĩ. Đường hầm có chiều dài tuyến 57,09km và tổng thể 151,84km đường hầm, trục và lối đi kiên cố. Nó được khởi công vào tháng 6/2016 và chính thức đi vào hoạt động ngày 11/12/2016. Đường hầm này được chứng minh là đường hầm giao thông sâu nhất và dài nhất thế giới và là tuyến đường bằng phẳng, thấp đầu tiên xuyên qua dãy Alps. Mục đích chính của việc xây dựng đường hầm Gotthard Base là tăng cường năng lực vận tải địa phương qua núi cao, cũng như giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và giảm bớt thiệt hại về môi trường do lượng hàng hóa vận chuyển bằng xe tải hạng nặng.

Nguồn: https://ift.tt/2V98WpPNguồn: https://ift.tt/2V98WpP

Những con đường tử thần nguy hiểm nhất thế giới

Thế giới có rất nhiều con đường đẹp tuyệt với phong cảnh ngoạn mục. Tuy nhiên, rất nhiều cung đường quá nguy hiểm...

About Kiếm Tiền Trên Mạng

Kiếm Tiền Trên Mạng
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment