Những di sản văn hóa của đồng bào Mường đã góp phần không nhỏ trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có điệu đâm Đuống. Thông qua điệu đâm Đuống, người Mường đã tái hiện trọn vẹn nét đẹp văn hóa độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, ngày nay, việc lưu giữ điệu đâm Đuống ngày càng khó khăn hơn.
Đâm Đuống - nét văn hóa riêng của dân tộc Mường
Dấu ấn văn hóa người Mường qua điệu đâm Đuống
Đâm Đuống trong tiếng Mường còn gọi là "chàm đuống", chàm là đâm từ trên xuống, đuống là máng gỗ để giã lúa, đâm Đuống là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong hội lễ, có tính nghệ thuật và tính tổ chức. Điệu đâm Đuống thể hiện sự biết ơn của thần linh, trời đất, gia thần gia tiên, thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới, lễ hội, cầu mùa…
Điệu đâm Đuống có từ lâu, đã được đồng bào Mường diễn tấu để tỏ lòng biết ơn thần linh đã ban cho con người nhiều thóc lúa, mùa màng bội thu, tiếng đâm đuống càng vang to sẽ báo hiệu 1 năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Những âm thanh sôi động từ nghệ thuật đâm đuống, chính là sợi dây kết nối đồng bào dân tộc Mường cùng về tụ hội trong các sự kiện văn hoá cộng đồng.
0 nhận xét:
Post a Comment