latest Post

Cờ hoa rực rỡ khắp chùa chiền, đường phố ở TP.HCM dịp lễ Phật đản

Chùa Pháp Hoa nằm trên đường Trường Sa (quận 3) rực rỡ cờ hoa. Hoa sen trang trí bên bờ kênh Nhiêu Lộc

Chùa Pháp Hoa nằm trên đường Trường Sa (quận 3) rực rỡ cờ hoa. Hoa sen trang trí bên bờ kênh Nhiêu Lộc

Chủ đề chính của lễ Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn thiện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

Các chùa lớn ở TP.HCM như chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), Quan Âm Tu Viện, chùa Hải Đức (quận Phú Nhuận)… đã được treo cờ, hoa sen, lồng đèn Phật đản. Ngoài ra, trên khắp các tuyến đường gần chùa đều được trang trí rực rỡ cờ hoa.

Hòa vào không khí Tuần lễ Phật đản PL.2568, Phật giáo TP.HCM đang có nhiều hoạt động Phật sự hướng đến Phật đản. Người dân có thể dự lễ thả hoa đăng và lễ rước kiệu tại chùa Pháp Hoa (quận 3), chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Cờ hoa rực rỡ khắp chùa chiền, đường phố ở TP.HCM chào mừng Phật đản:

Ngày 18-5 (11-4 âm lịch), nhiều tình nguyện viên đến chùa Pháp Hoa để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho lễ thả hoa đăng vào 18h ngày 19-5

Ngày 18-5 (11-4 âm lịch), nhiều tình nguyện viên đến chùa Pháp Hoa để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho lễ thả hoa đăng vào 18h ngày 19-5

Năm nay, chùa Pháp Hoa chuẩn bị gần 10.000 hoa đăng để người dân tham gia thả. Theo quan niệm của Phật giáo, thả hoa đăng trên sông nhằm mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu an cho tất cả mọi người

Năm nay, chùa Pháp Hoa chuẩn bị gần 10.000 hoa đăng để người dân tham gia thả. Theo quan niệm của Phật giáo, thả hoa đăng trên sông nhằm mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu an cho tất cả mọi người

Tại đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, hàng chục tăng ni, Phật tử tất bật trang hoàng cờ Phật giáo, hoa sen kỷ niệm 61 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2024), kính mừng Phật đản

Tại đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, hàng chục tăng ni, Phật tử tất bật trang hoàng cờ Phật giáo, hoa sen kỷ niệm 61 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2024), kính mừng Phật đản

Những ngày qua, tăng ni, Phật tử, các tình nguyện viên cũng như công nhân làm việc liên tục để hoàn thiện các khâu trang trí quanh tượng của Ngài

Những ngày qua, tăng ni, Phật tử, các tình nguyện viên cũng như công nhân làm việc liên tục để hoàn thiện các khâu trang trí quanh tượng của Ngài

7h sáng ngày mùng 5-4 âm lịch, Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận) hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

7h sáng ngày mùng 5-4 âm lịch, Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận) hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

Người dân tập thể dục ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với cờ hoa rực rỡ

Người dân tập thể dục ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với cờ hoa rực rỡ

Lễ Phật đản được tổ chức hằng năm, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng

Lễ Phật đản được tổ chức hằng năm, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng

Dịp này, các con đường quanh các chùa lớn cũng rực rỡ cờ hoa

Dịp này, các con đường quanh các chùa lớn cũng rực rỡ cờ hoa

Phật tử tham gia tắm Phật tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10)

Phật tử tham gia tắm Phật tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10)

Lưu ý khi tham gia tắm Phật:

Mỗi năm vào dịp lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể. Ở Việt Nam, các Phật tử thường nấu nước với hoa nhài, hoa cúc, quế… rải thêm hoa vào nước tắm Phật.

Đến giờ hành lễ, các Phật tử nghiêm trang trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ tắm Phật, rồi theo chủ lễ tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai và đôi chân của tôn tượng.

Quán niệm như sau:

– Gáo nước thứ nhất tắm bên vai trái Phật, con xin quán niệm: nguyện bỏ mọi điều ác;

– Gáo thứ hai tắm bên vai phải Phật, con xin quán niệm: nguyện làm mọi điều lành;

– Gáo thứ ba tắm dưới chân Phật, con xin quán niệm: nguyện độ hết chúng sanh.

Nguồn: Sưu tầm

https://diendandulich.tct.info.vn/co-hoa-ruc-ro-khap-chua-chien-duong-pho-o-tp-hcm-dip-le-phat-dan-12656.html

About Kiếm Tiền Trên Mạng

Kiếm Tiền Trên Mạng
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment