Theo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, trước diễn biến của bão số 2 (bão Prapiroon), các địa phương và đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, khẩn trương triển khai các phương án ứng phó. Hiện trên các đảo du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng vẫn còn khoảng 2.000 du khách đang tránh bão.
Cụ thể, theo thống kê, tính đến 16 giờ ngày 22/7, tổng số du khách hiện có mặt trên địa bàn huyện đảo Cô Tô là 948 khách, trong đó có 9 khách quốc tế.
Tính đến chiều 22/7, huyện Cô Tô có 796 phương tiện tàu, thuyền lớn nhỏ đang neo đậu, tránh trú. Các đơn vị đã bố trí các tổ cơ động thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, gồm: Xuồng máy, xe ô tô và cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương cùng các ngành liên quan, chủ phương tiện để nắm tình hình; tuyên truyền, vận động thông báo diễn biến, tình hình của cơn bão để có phương án di chuyển, phòng, chống bảo đảm an toàn; điều động các tổ công tác dùng xuồng máy tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biển, khu vực đơn vị quản lý, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào nơi tránh, trú an toàn.
Cùng với đó, các đồn Biên phòng đã phối hợp với địa phương và các ban, ngành, chức năng tổ chức hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên các bãi tắm thu dọn tài sản, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó với các tình huống do bão gây ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Theo đó, các đơn vị đã thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến của bão; phối hợp chặt chẽ với thuyền trưởng, gia đình chủ phương tiện, lồng bè; tiến hành kiểm đếm, thông báo cho các loại phương tiện, nhất là tàu cá xa bờ biết vị trí hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng tránh; kêu gọi, tuyên truyền người dân có phương án di dời phương tiện, lồng bè, đưa người lao động trên các lồng bè và phương tiện đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.
Các đơn vị cũng bố trí các tổ cơ động thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, gồm: Xuồng máy, xe ô tô và cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương cùng các ngành liên quan, chủ phương tiện để nắm tình hình; tuyên truyền, vận động thông báo diễn biến, tình hình của cơn bão để có phương án di chuyển, phòng, chống bảo đảm an toàn; điều động các tổ công tác dùng xuồng máy tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biển, khu vực đơn vị quản lý, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào nơi tránh, trú an toàn.
Đồng thời, các đồn Biên phòng đã phối hợp với địa phương và các ban, ngành, chức năng tổ chức hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên các bãi tắm thu dọn tài sản, chằng chống nhà cửa; vận động người dân không ở lại phương tiện và hàng quán bên bờ biển để đảm bảo an toàn.
Còn tại huyện Vân Đồn, hiện trên các đảo còn 1.002 khách du lịch, trong đó đảo Minh Châu còn 489 khách, đảo Quan Lạn còn 479 khách, đảo Ngọc Vừng còn 34 khách.
Trước diễn biến của bão số 2, địa phương đã thông báo cho các chủ tàu, thuyền, ngư dân hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm. Thông tin cho người dân biết về diễn biến bão, chủ động gia cố lại các lồng bè NTTS; rà soát lại hệ thống đê điều; có phương án để xử lý kịp thời những nơi có thể xảy ra sạt lở, ngập lụt; huy động tối đa lực lượng ứng cứu tại chỗ. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở…, sẵn sàng di dân về nơi an toàn khi cần với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong mọi tình huống.
Tính đến 13 giờ ngày 22/7, đã có 1.526 phương tiện tàu cá của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn được kêu gọi và nắm được thông tin để di dời vào các nơi tránh trú an toàn; 618 nhà bè NTTS đã được chính quyền các địa phương thông tin và yêu cầu hoàn thành việc gia cố, chằng chống trước 16 giờ ngày 22/7; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng sơ tán người già, trẻ em lên bờ.
Huyện đã di dời được 400/700 người lên bờ, số người còn trên bè trông coi NTTS là 300 người, đã ký cam kết với các địa phương trước 16 giờ ngày 22/7 di dời toàn bộ người lao động và chủ các nhà bè, tàu xi măng lên bờ. 81 phương tiện vận chuyển khách phục vụ các tuyến đảo đã chủ động tránh trú tại các bến Cảng cao cấp Ao Tiên, khu tránh trú bão Cảng Cái Rồng, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Bản Sen an toàn.
Toàn huyện có 25 công trình hồ đập đã được các địa phương, đơn vị quản lý chủ động, lập phương án trong tình huống khẩn cấp đối với các hồ chứa trên địa bàn quản lý.
Nguồn: Sưu tầm
https://diendandulich.tct.info.vn/gan-2-000-du-khach-tranh-bao-so-2-tai-cac-dao-co-to-quan-lan-13590.html
0 nhận xét:
Post a Comment