Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Du Lịch Biển Việt Nam
latest Post

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy

Vịt tỳ bà thực chất là món vịt nướng nhưng được rút hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ và tạo hình giống như chiếc đàn tỳ bà.

Tuy nhiên, không chỉ thu hút thực khách bởi vẻ ngoài độc đáo, điều làm nên sức hấp dẫn cho món ăn còn nằm ở cách tẩm ướp, chế biến kỳ công.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 1.

Quán vịt tỳ bà trên phố Châu Long là điểm đến được nhiều tín đồ vịt nướng yêu thích và ghé thăm suốt một năm nay.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 2.

Món vịt nướng của quán có màu sắc hấp dẫn và đặc biệt được tạo hình giống chiếc đàn tỳ bà, gây tò mò với những thực khách lần đầu thưởng thức.

Ẩm thực Hà Nội: Vịt tỳ bà, thơm, ngọt, ngậy hút du khách

Chị Vân (Chủ một quán vịt ở phố Châu Long, quận Ba Đình, Hà Nội) đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm đầu bếp. Vài năm trước, trong chuyến du lịch tới Bangkok (Thái  Lan), chị có dịp ghé thăm khu Chinatown và được thưởng thức món vịt tỳ bà (hay còn gọi là Pypa Duck) của người Trung Quốc.

Kết thúc chuyến đi, chị vẫn lưu luyến mãi món vịt này và ấp ủ ý định đưa món ăn có hương vị và hình dạng độc đáo đó về phục vụ khách hàng tại Việt Nam.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 3.

Ẩm thực Hà Nội. Vịt được nẹp vào khung, tạo thành hình dáng như chiếc đàn tỳ bà.

Theo nữ đầu bếp 50 tuổi, vịt được chọn làm món này phải là loại vịt bầu ta, có cân nặng từ 1,8-2kg, không quá to hoặc quá nhỏ. Sau khi sơ chế sạch, chặt bỏ phần đầu, cánh và chân, vịt được rút hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ.

Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, đảm bảo vịt được lọc sạch xương mà không bị rách da.

Tiếp đến, vịt được tẩm ướp với các loại thảo mộc, gia vị, mỗi thứ một chút theo bí quyết riêng rồi căng vào khung chuyên dụng có thiết kế hình tròn, cán dài tựa như đàn tỳ bà.

Sau khi tẩm ướp, căng da và tạo hình, vịt được treo lên và hong khô trong khoảng 8-10 tiếng. Quá trình này giúp vịt ngấm đều gia vị và làm phần da săn lại, khi nướng sẽ giòn rụm cũng như lên màu đẹp hơn.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 4.

Ẩm thực Hà Nội. Vịt sau khi nướng có lớp vỏ giòn rụm, thịt mềm, màu đỏ hồng.

Cuối cùng, vịt được cho vào lò quay ở mức nhiệt đều. Theo chị Vân, nhiệt độ lò phải chuẩn, không được quá to hay quá nhỏ, phải người có kinh nghiệm mới làm được để vịt giữ được phần da giòn, không bị cháy hay thủng, rách, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vịt tỳ bà sau khi nướng có thể giữ được độ giòn trong hai tiếng. Với thực khách ở xa, quán sẽ đóng gói hút chân không nguyên con, khách chỉ cần nướng lại bằng nồi chiên không dầu hoặc lò vi sóng trước khi thưởng thức.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 5.

Ẩm thực Hà Nội. Chủ quán chặt sẵn vịt nướng cho khách mang về chỉ việc thưởng thức.

Giống với một số món vịt quay khác, phần nước chấm đặc sánh và củ kiệu muối chua ngọt giòn giòn được xem như "linh hồn" của món ăn này.

Cùng được pha chế từ xì dầu song chủ quán nêm nếm gia giảm theo bí quyết riêng để tạo nên thứ nước chấm sánh quyện, có đủ vị chua cay mặn ngọt, phù hợp khẩu vị với đa số thực khách.

Đặc biệt, củ kiệu cũng được chị Vân tuyển chọn kỹ và đặt mua từ Đà Nẵng bởi củ kiệu của vùng đất này khá nhỏ, có độ thơm và giòn đặc trưng. Củ kiệu muối chua ngọt ăn kèm vịt quay không chỉ giúp chống ngán mà còn làm dậy mùi vị hấp dẫn của món ăn.

Quán vịt tỳ bà của chị Vân mở cửa từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 6.

Ẩm thực Hà Nội. Vịt tỳ bà có phần da giòn rụm, thịt mềm, ăn kèm củ kiệu muối chua ngọt và nước chấm đặc sánh.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 7.

Ẩm thực Hà Nội. Ngoài vịt nướng tỳ bà, quán còn phục vụ thêm món nộm chân vịt, chân vịt trộn thính, canh măng, tận dụng hết các bộ phận của con vịt.

Ẩm thực Hà Nội: 10 tiếng kỳ công cho món ăn tẩm ướp gia vị thảo mộc này

Vịt tỳ bà được bán với giá 260.000 đồng/con. Ngoài ra, quán còn bán cả nộm chân vịt, chân vịt trộn thính hay canh măng.

Trung bình mỗi ngày, quán vịt tỳ bà bán được hàng trăm con. Dịp cuối tháng hoặc lễ Tết, lượng khách đặt nhiều hơn.

Độc đáo với món ăn có tên gọi như nhạc cụ dân tộc nhưng thưởng thức lại ngon, ngậy - Ảnh 8.

Ẩm thực Hà Nội. Mỗi suất vịt nướng tỳ bà có giá 260.000 đồng, đủ cho 2-3 người thưởng thức.

Anh Quốc Đạt (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, giá của món ăn này hơi cao so với các món vịt quay khác nhưng đáng để thưởng thức.

"Để chế biến ra thành phẩm bắt mắt và lạ miệng như vậy, họ phải tốn nhiều công sức và thời gian nên mình thấy giá thành cũng phù hợp. Với thực khách lười gặm, thích ăn thịt sẵn như mình thì rất khoái món vịt tỳ bà này.

Bạn có thể thưởng thức vịt quay nóng luôn hoặc cuốn kèm rau thơm, bánh tráng rồi quệt với nước chấm đặc sánh đều hấp dẫn", vị khách 32 tuổi chia sẻ.

Điểm trừ của quán là có không gian nhỏ, không phục vụ khách ăn tại chỗ, chỉ bán mang về.

Lúc cao điểm, người mua có thể phải chờ 10-15 phút mới đến lượt gọi đồ. Ngoài ra, về hương vị món ăn, một số thực khách từng thưởng thức nhận xét, phần thịt của vịt nướng đôi khi hơi khô, phù hợp với người thích ăn thịt nạc hơn người chuộng thịt mỡ.

About Kiếm Tiền Trên Mạng

Kiếm Tiền Trên Mạng
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Post a Comment